Jewel trên đồng hồ đeo tay là gì? Chân kính trong bộ máy đồng hồ đeo tay

Jewel trên đồng hồ đeo tay là gì? Chân kính trong bộ máy đồng hồ đeo tay – Cụm từ Jewel được những người bán và người chơi đồng hồ sử dụng rất nhiều và nó là gì và tầm quan trọng thế nào? Jewel thực ra là chân kính tức là Chân Kính và trong bài viết này mời các bạn cùng tìm hiểu về chân kính trong đồng hồ nó là gì và tầm quan trọng của chân kính.

1. (Jewel)Chân kính là gì? Tìm hiểu về chân kính trong đồng hồ

A picture containing watch Description automatically generated

Chân kính trong đồng hồ hay còn gọi là (Jewel) là một bộ phận quan trọng trong mõi bộ máy đồng hồ. Chúng thường được chế tác từ đá quý. Đá quý thông thường sẽ bao gồm rất nhiều loại như ruby, lam ngọc, lục ngọc, kim cương, … và nhiều loại đá quý khác

Lần đầu tiên ông sử dụng đá quý để chế tác đồng hồ là vào năm 1704. Việc lắp đặt chân kính bằng đá quý góp phần giúp giảm hao mòn cho những bộ phận có ma sát lớn với cường độ cao, đảm bảo cho quá trình vận hành của bộ máy được ổn định, chính xác và chống mòn. Người đầu tiên nảy ra ý tưởng dùng những viên đá quý để chế tác chân kính đồng hồ chính là Nicolas Fatio de Duillier, Pierre, Jacob Debaufre. Đây được coi là một trong những bước ngoặt vĩ đại trong ngành chế tác đồng hồ. Phát minh này đã góp sức lớn trong việc làm nên những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao và sự bền bỉ đáng ngưỡng mộ.

2. Đặc điểm của chân kính (Jewel)

A close-up of a compass Description automatically generated with medium confidence

Các đặc điểm nổi bật của chân kính

Chân kính được gia công rất tỉ mỉ và đánh bóng sang trọng. Thông thường kích thước đường kính của bộ phận này chỉ khoảng 2mm với độ dày từ 0,5mm trở xuống. Tuy có kích thước vô cùng nhỏ nhưng chân kính lại đóng vai trò quan trọng trong bộ máy đồng hồ. Đặc biệt với vẻ ngoài lấp lánh của mình thì đây còn là yếu tố quan trọng để tăng tính thẩm mĩ cho đồng hồ.

Vị trí của chân kính

Chân kính đồng hồ được đặt ở đâu cũng là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Sử dụng chân kính ở vị trí nào là điều cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bộ máy. Do đó không thể tùy tiện lựa chọn vị trí mà phải phụ thuộc vào mức độ chuyển động của từng vị trí thích hợp.

Thông thường thì chân kính đồng hồ sẽ được đặt ở vị trí chịu lực cao và giữa các chi tiết có độ ma sát lớn, dễ bị bào mòn. Vị trí đặt chân kính cũng còn tùy vào từng bộ máy cụ thể.

Chất liệu chế tác chân kính

Như đã nói thì chân kính đồng hồ được làm từ đá quý. Từ những chất liệu thông thường như đá Sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh… đến những chất liệu cao cấp và sang trọng như kim cương… đều có thể được dùng để chế tác chân kính. Chúng có ưu điểm là độ cứng cực cao, độ bào mòn thấp nên sẽ rất thích hợp để giảm ma sát giữa các chuyển động trong máy đồng hồ.

Có 4 chất liệu thường được lựa chọn làm chân kính hiện nay chính là ruby và kim cương, sapphire, garnet. Ngoài ra thì cũng có một số ít nhà sản xuất lựa chọn hợp kim chống mòn và kính đã được tráng kim loại để chế tác chân kính.

3. Chức năng của chân kính trong đồng hồ

A picture containing text Description automatically generated

Chân kính (Jewel) đống một vai trò rất quan trọng trong mỗi bộ máy đồng hồ, nó quyết định độ chính xác, độ bền, độ ổn định, …

Tăng khả năng chống sốc cho các chân kính: Mặc dù chức năng này của chân kính không phải quá cao nhưng vẫn vừa đủ để giúp các chân kính khác có khả năng chống sốc cao và độ bền bỉ cao hơn.

Đảm bảo độ chính xác cho sản phẩm: Chân kính sở hữu độ cứng cao và độ mài mòn thấp không chỉ giúp các bộ phận bền bỉ mà còn góp phần giúp đồng hồ có thể hoạt động bền bỉ và mang đến độ chính xác cao cho sản phẩm.

Giảm ma sát giữa các chuyển động, tăng độ bền của các bộ phận: Trong mỗi chiếc đồng hồ, số lượng những chi tiết được làm từ kim loại có thể lên đến 211 chi tiết. Khi chuyển động, các chi tiết này hoạt động liên tục và nhanh chóng bị bào mòn. Khi đó chân kính sẽ là bộ phận được đặt vào những vị trí ma sát ấy để giảm độ mài mòn giữa các chi tiết. Nhờ vậy mà tuổi thọ, độ bền bỉ của các bộ phận cũng được kéo dài.

Tăng tính thẩm mĩ cho đồng hồ: Chân kính được làm bằng đá quý và thậm chí là những chất liệu đắt đỏ như kim cương vậy nên bản chất đã rất bắt mắt. Khi chúng xuất hiện trong chiếc đồng hồ đeo tay lại càng làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đây cũng được đánh giá là một vai trò quan trọng của chân kính.

Khẳng định giá trị sản phẩm: Chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng chân kính cũng có góp công vào việc khẳng định chất lượng và giá trị của những cỗ máy đếm, đặc biệt là những chân kính được làm từ những chất liệu cao cấp như kim cương. Tuy không phải là nhiều và còn tùy vào từng chất liệu được lựa chọn làm chân kính nhưng đây vẫn được coi là một trong những vai trò của chân kính đồng hồ.

4. Phân loại chân kính đồng hồ

word image 4

Pallet Jewels – Chân kính phiến, vuông chữ nhật: Loại chân kính này có hình dáng giống như viên gạch. Chúng được gắn trên những vị trí chịu tác động và va đập theo chiều ngang như là hai đầu của ngựa trượt cò khoá, bánh xe gai..

Roller Jewels – Chân kính con lăn: Đây là loại chân kính có dạng hình trụ được lắp trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, điểm bị tác động va đập trượt theo chiều ngang.

Shock Protection Jewels – Chân kính bảo vệ sốc: Đây là loại chân kính không có hình dạng cụ thể, được đặt nằm chèn tại vị trí giữa các chân kính khác và một bộ phận nào đó, giúp các chân kính không bị vỡ khi xảy ra va đập mạnh.

Hole Jewels – Chân kính dạng tròn, có lỗ xuyên tâm: Đây là loại chân kính thường được dùng để lắp vào các trục bánh răng xoay với vận tốc quay nhỏ và không yêu cầu quá cao về độ sai số. Chúng có cấu tạo tròn dẹt và ở giữa có một lỗ khoan tương đương với kích thước của trục.

Cap Jewels – Chân kính dạng tròn, không có lỗ xuyên tâm: Loại chân kính này còn thường được gọi là chân kính mũ, được thiết kế dạng hình tròn và dẹt. Chúng thường được đặt sát vào hai đầu trục quay có yêu cầu cao về độ sai số, chịu ảnh hưởng lớn bởi lực tác động dọc trục và có vận tốc xoay lớn. Đặc biệt là chúng không có lỗ xuyên tâm ở giữa.

5. Những lưu ý quan trọng giúp hiểu đúng về chân kính đồng hồ

Có phải càng có nhiều chân kính thì đồng hồ càng phức tạp hay không?

Nhiều người luôn quan niệm rằng một chiếc đồng hồ có nhiều chân kính sẽ là đồng hồ có cấu tạo phức tạp. Tuy nhiên đây chưa hẳn là một quan niệm hoàn toàn đúng. Bởi vì những chiếc đồng hồ càng phức tạp thì số lượng chân kính của nó càng lớn tuy nhiên những chiếc đồng hồ có nhiều chân kính lại chưa chắc là những chiếc đồng hồ sở hữu cỗ máy phức tạp.

Điều này có thể lý giải bởi hiện nay có rất nhiều chiếc đồng hồ nam có số lượng lớn chân kính nhưng chúng đóng vai trò trang trí, làm tăng tính thẩm mĩ cho sản phẩm nhiều hơn là việc giảm ma sát cho các chuyển động bên trong của bộ máy. Do đó để khẳng định cấu tạo của bộ máy đồng hồ có phức tạp hay không chúng ta cần căn cứ vào số lượng chi tiết thực tế.

Số lượng chân kính có hoàn toàn nói lên giá trị của 1 chiếc đồng hồ không?

Chân kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là đá quý tuy nhiên ngoại trừ những chất liệu ít gặp như kim cương thì các loại đá quý còn lại có mức giá cũng không quá đắt đỏ. Bên cạnh đó, kích thước của chân kính cũng chiếm tỉ trọng rất nhỏ cho nên dù một chiếc đồng hồ có nhiều chân kính cũng chưa đủ để chúng ta khẳng định chất lượng, giá trị của nó.

Bao nhiêu chân kính mới là đủ?

Số lượng chân kính cần thiết cho một chiếc đồng hồ còn phải phụ thuộc vào cấu tạo cũng như chức năng của sản phẩm đó. Số lượng chân kính trung bình của mỗi cỗ máy đếm sẽ là 17. Tuy nhiên với dòng máy cơ con số này sẽ là 21 và ở đồng hồ Quartz sẽ được giảm xuống còn 4 chân kính. Đặc biệt đối với một số mẫu đồng hồ có cấu tạo phức tạp như đồng hồ cơ 2 mặt thì số lượng chân kính còn có thể lên đến 40.