Tất tần tật về đồng hồ Odo Pháp
- Lịch sử đồng hồ Odo
Hãng đồng hồ Odobez khởi nguồn trong khoảng năm 1708 tại vùng Morbier (Pháp), là cái nôi sản sinh ra rất nhiều hãng đồng hồ tủ nổi tiếng của thế giới.
Năm 1843, Francois Désiré Odobez kế thừa truyền thống dòng họ cộng với trí óc và sự khéo léo của bản thân để chế tạo thành công những dòng máy đồng hồ tủ vỏ sắt, nức danh cho đến tận hiện giờ.
Năm 1885, Léon Odobez sáng lập ra “Nhà phân phối Odobez cha và con” đặt tại Morez chuyên phân phối đồng hồ tủ.
Năm 1920, hãng đã phát triển nổi tiếng toàn thế giới có đồng hồ treo tường Odo có hiệu Carillon Odo.
Năm 1937, nhạc sỹ Vincent Scotto đã sáng tác riêng và đưa vào những cái đồng hồ treo tường Carillon Odo những bản nhạc vui nhộn.
Năm 1950, những chiếc đồng hồ treo tường Odo có điệu nhạc “coucou valse” đã trở lên thân thuộc trên toàn thể nước Pháp nói riêng và toàn cầu.
Năm 1955, hãng đồng hồ Odo tung ra loại đồng hồ “Jaquemar Odo” với hình người đánh chuông (người máy đánh chuông).
Từ năm 1970 đến năm 1989: Những kỹ thuật viên bậc nhất của hãng Odo đã cải tiến máy Cage fer Odobez thêm phổ biến kiểu dáng, gam màu cho những tủ đồng hồ Odo.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam do người Pháp mang sang (1858-1945, 87 năm), nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều công sự của Pháp và nhà thờ thánh đường của người dân công giáo, như Hội An, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình … và các địa phương phía bắc, sau đó mới lưu truyền vào nam.
Cuối cùng đã thống nhất đất nước và những văn hóa kiểu pháp thuộc cũng dần dần biến mất nhưng đồng hồ ODO không bao giờ biến mất ở VN mà ngày càng nhiều giới trẻ 30-40 tuổi tìm đến nó với thứ âm thanh chuông ma thuật hút hồn người nghe cũng như âm thanh của những bộ âm ly đèn cổ. Đó là những thú vui mà chúng ta phải xuất hầu bao trong khi thế giới đang tiến lên công nghệ đỉnh cao.
Để có gia phả chính xác về các đời đồng hồ và năm sản xuất thì gần như là chỉ có chúng ta truyền miệng nhau từ đời này qua đời kia. Nhưng thực chất cha ông chúng ta vào thời điểm đó cũng ít có người được tiếp cận với đồng hồ ODO. Ngoại trừ gia đình địa chủ thời đó và dân trí thời đó cũng rất hạn hẹp đôi khi nghe tiếng chuông đổ họ không có sự cảm nhận hay và dở bởi cha ông chúng ta còn đang kiếm cơm manh áo. Bạn còn nhớ VN có mấy triệu người chết trong thời điểm đói nghèo và loạn lạc đó vậy còn đâu để mà tìm hiểu về ODO như ngày nay công nghệ thông tin người ta có thể gõ một cái là ra hết.
Và hôm nay các bạn sẽ cùng tôi chọn cho mình một chiếc đồng hồ odo để chơi cho đúng nghĩa ODO.
Đồng hồ ODO đã gần 100 tuổi, treo trên tường, trong căn nhà của bạn với nhiều đồ trang trí dù có sang trọng, hiện đại đến đâu đi nữa nhưng khi khách vào nhà, điều đầu tiên họ vẫn sẽ nhìn vào chiếc đồng hồ của bạn và rất nhiều câu hỏi tập trung vào chiếc đồng hồ đó: Tại sao nó đã đẹp lại còn đổ chuông hay ngân nga đến vậy? Điều đó cho thấy chắc chắn chủ nhân của nó có tính nhân văn rất cao, biết duy trì và bảo tồn nét đẹp văn hoá đến ngày hôm nay.
- Vì sao đh ODO lại giá trị và thu hút đến thế?
Có thể nói không có một hãng Đồng hồ cổ nào lại in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam như hãng đồng hồ Odo, nói đến đồng hồ côn cổ, đồng hồ treo tường cổ là người ta nghĩ ngay đến 2 từ Odo. Cũng dễ hiểu thôi bởi tiếng chuông ngân nga của bản nhạc Westminster vang lên từ chiếc đồng hồ cổ Odo đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ mỗi người chúng ta.
Và nhiều người đã đi tìm lại ký ức qua việc sưu tầm và tiếp tục sưu tầm, có người có trong tay đến cả vài trăm chiếc mà vẫn tiếp tục sưu tầm, cho thấy cái đam mê và sức hút của những chiếc đồng hồ này, bởi mỗi dòng, mỗi cái đều có nét đặc trưng riêng về hình dáng, tiếng chuông, lịch sử …. bởi họ hiểu ta chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện tất cả những gì ta mong mỏi trong cuộc đời ấy.
Tính lịch sử, cái đẹp, sự trang trọng, hoài cổ, nó lại còn đổ chuông ngân nga.
Để trở thành một người chơi sành sỏi, người chơi chấp nhận mất rất nhiều tiền bạc để sở hữu, để tìm hiểu, học hỏi và quan sát, một đôi tai cảm thụ âm thanh, một kiến thức về cơ học, văn hóa, lịch sử … và một niềm đam mê, nhiệt huyết.
Có những chiếc đồng hồ, thời ấy khi mua, người chủ ban đầu đã phải bỏ ra 25 con trâu. Chơi đồng hồ cách đây từ vài chục đến cả trăm năm phải là những gia đình có “máu mặt”, vì thế, mỗi chiếc đồng hồ bây giờ đều có một số phận mà không phải ai cũng biết.
- Tổng quan 1 chiếc đồng hồ Odo thường gặp
3.1 Mặt Số:
Mặt hình bát giác nằm, bát giác đứng, mặt tròn, mặt quai chảo,
số vẽ (in), số nổi (bằng đồng hoặc inox được dán hoặc chân cài)… mỗi loại có giá khác nhau.
3.2 Kim:
Số 8, lá lúa, hình tháp, mắt ngỗng, hình khối thủng…
3.3 Máy
– Máy 3 vách, máy 1 vách:
(3 vách để cho cv sửa chữa, tháo lắp bảo hành đc dễ dàng, hiệu quả. Đây là một cải tiến thông minh của Odo)
– Máy 3 vách kiềng (chân trống), máy 3 vách bệt (3 tấm chân bằng nhau):
– Máy 3 vách hở (ODO36/8), 3 vách kín:
– Máy vách hoa dâu, máy vách trơn (láng):
(vách hoa dâu ra sau được cải tiến kết cấu máy thêm cứng hơn, chứ ko liên quan gì đến độ bền. Yếu tố con người sử dụng vẫn là điều tiên quyết. “Của bền tại người”.)
– Máy có logo triện hình quả trám, logo triện hình quả trứng, máy không triện:
– Máy 30, 24, 36:
30, 24, 36 là kích thước chiều dài danh nghĩa của tay lắc đồng hồ.
Các bác cứ hiểu nôm na nó là như thế này cho dễ hiểu. Đặt 3 chiếc đồng hồ máy 24, 30, 36 cạnh nhau thì quả lắc của máy 24 ngắn nhất, xong đến máy 30 dài hơn tí, và dài nhất là máy 36.
Về cơ bản thì máy 24 và 30 giống nhau đến 96,69%.
Như đã nói ở trên là nó chỉ khác nhau về chiều dài tay lắc.
Máy 36 thì khác hẳn so với 2 loại máy kia.
Chắc chắn ai đã từng chơi từng tìm hiểu, thậm chí chưa từng chơi đồng hồ côn cổ cũng đã từng được nghe qua người ta thường nói tới đồng hồ Odo: 54, 57, 62 vậy nhiều bác sẽ thắc mắc 54,57,62 là gì? như đã xem hình ảnh ở trên tại sao trên máy chỉ thấy có triện mấy số 24, 30, 36 mà lại gọi là 54, 57, 62?
Thực ra mấy cái tên gọi đó chỉ là do người Việt Nam mình tự đặt ra. Chứ trở về nước Pháp quê hương của Odo hỏi mấy anh Tây có biết Odo 54, 57, 62 không đảm bảo mấy anh ý lắc đầu nguây nguẩy!
Lưu ý: Máy vàng ươm (hay bị gỉ) là do môi trường và sự bảo dưỡng của người chơi. Nếu kém bảo dưỡng, máy chẳng những xuống màu mà các trục cốt, các bánh răng, ổ cót, các linh kiện khác đều bị ảnh hưởng theo thời gian, hay bị chết vặt, cần phải thay thế nhiều, tốn kém.
3.4 Gông (Côn)
Để mang về nhiều đồng hồ cổ không khó, chỉ cần đam mê, thời gian và vốn đầu tư. Nhưng có một mẫu đồng hồ cổ nhạc hay thì không phải người sưu tầm nào cũng sở hữu, bởi 1 lẽ giản đơn: Nhạc hay là “tổng hòa của các mối quan hệ” phức tạp trong một chiếc đồng hồ cùng những nhân tố ngoại cảnh. Người chơi phải có đôi tai âm nhạc và cái đầu biết về âm học.
Đặc trưng nhất vẫn là cái 36. Odo 36 đặc biệt ở chỗ đời này rất hiếm, việc sở hữu 1 loại 36 cũng như một tay chơi vespa acma hay GS150… Nếu ai đã từng chơi 36 thì chắc hẳn sẽ không muốn chơi những dòng khác nữa bởi lẽ đây có thể là mẫu sở hữu tiếng chuông hay nhất của odo và giá trị sưu tập rất cao (từ vài chục đến vài trăm triệu).
Đồng hồ nhạc (cổ) không chỉ xem giờ mà còn phát ra bản nhạc sau mỗi 15 phút (có loại mỗi 30 phút), và chuông ping-pong điểm giờ, gần như các bản nhạc này là các bài thánh ca. Nhạc phát ra do ảnh hưởng của vồ vào gông (côn). Gông cho tiếng nhạc mê li chính là gông đồng. Ổ cót được ví như trái tim, còn Gông được ví như linh hồn của chiếc đh.
Tùy từng đời máy, có các loại gông (củ gông và thanh gông) sau:
– Củ gông có gông đóng, gông xoáy (Vít).
– Củ Gông có đóng mã số: 101, 111, 121 (Odo 24 (54/57/62)). Và loại không đóng số.
– Loại 8 gông, 6 gông ODO30 (chơi 1 bản nhạc) + Còn loại 6 gông (ODO62), 10 gông (chơi 2 bản nhạc).
– Gông 1 hàng, gông 2 hàng.
– Củ gông lòng máng trắng /đen (Odo 30), củ óc chó, củ gông chữ M (Odo 36)
(Nếu là Odo 24 (54/57/62) mà thấy gông M là có sự pha trộn)
– Củ gông màu đen, củ xám, củ nâu.
– Thanh gông đồng, thanh gông thép, bên đồng bên thép, 7 thép 1 đồng …
Gông thép còn tốt có màu xanh đen (khi bị gỉ xuống màu).
Mỗi chất liệu của thanh gông sẽ cho ra chất âm sâu lắng, ngân vang khác nhau.
Tuỳ từng đời máy mà có những cấu tạo côn, cục máy khác nhau; và chơi những bản nhạc khác nhau; nhưng phố biến nhất vẫn là loại 8 côn, và 10 côn, 12 côn đánh bính boong và chơi các bản nhạc nổi tiếng Westminster, Gai Carillon, Ave Maria, Sonodo, Coucou valse.
3.5) Vỏ thùng
Do tay lắc dài ngắn khác nhau nên vỏ thùng tương ứng với mỗi loại máy cũng dài ngắn theo để phù hợp. Thùng máy 24 thường là dạng vỏ bè, còn máy 36 là dạng thon dài.
Thùng đóng vai trò như một chiếc hộp đàn guitar để mang lại một hiệu ứng âm thanh hoàn chỉnh có sự cộng hưởng tạo ra độ vang và ngân. “Chính vì thế, những thợ mộc của ta dù giỏi đến mấy cũng khó làm được một chiếc thùng chuẩn. Thậm chí khi lắp vào còn không kêu nữa dù vẫn là gỗ đấy, vẫn là kích thước ấy. Giống như làm một hộp đàn thì không thể nhờ ông thợ mộc bình thường mà đóng được”.
Hình thức trang trí cũng rất đa dạng như vỏ thùng trơn, vỏ song tiện chạm trổ tinh xảo. Gỗ làm thùng có độ bền và xốp tạo ra chất âm hay. Về hình thức trang trí hoa văn rất đa dạng và mang một chút bài trí phong thuỷ như chùm nho và lúa mỳ nói lên sự no đủ.
- Thẩm định chất lượng âm thanh hay và dở
Một bộ Hi- end có chất lượng cao trung thực. Người thưởng thức chỉ đứng trước dàn nhạc hoặc ca sĩ rồi để mặc các nốt nhạc diệu kỳ cuốn tâm hồn vào phiêu diêu, thì việc thẩm định đồng hồ nhạc khó hơn vì không sở hữu “vật chuẩn” để so sánh. Hầu hết phụ thuộc vào trình độ thẩm âm của người chơi.
Đồng hồ nhạc hay phải tuyệt vời từ bộ gông, quả găng đánh bài, máy chuẩn, vỏ nguyên tây (zin), thậm chí đến từng chi tiết nhỏ nhất như chiếc ốc vít. Nhưng đóng vai trò quan yếu nhất là bộ gông.
Ví như gông thép tiếng vang lảnh, hơi ồn ã và khoa trương – thì gông đồng có chất âm đặc trưng: Độ ngân sâu hơn, tiếng mượt mà, vang nhưng ấm, nghe có hồn và chững chạc. Nó tựa như việc ta chuyển âm-ly bán dẫn sang chơi đồ đèn hàng hiệu vậy. Chiếc gông thép (chơi cho máy tạ to) nghe với vẻ trầm, nhưng trầm theo kiểu ùm ùm thiếu mất sự tinh tế.
Trong các loại gông đồng, hiện dân chơi chú ý tới gông đồng hồ Girod của Pháp (8 gông đồng) họ sưu tầm để có thể chuyển gông này sang đánh ở những đồng hồ máy nhẹ, thoáng hơn Girod, nhưng phải cộng số vồ và vị trí đánh.
Chú ý là gông đồng ở các đồng hồ cổ, tiếng hay hơn các loại gông đồng của những cái đồng hồ non tuổi được nhập từ nước ngoài được sản xuất sau này. Dù rằng cũng dùng gông đồng, nhưng tiếng nhạc của hàng non tuổi thường chua và xồ, không đạt.
Gông đồng cho thứ âm thanh tuyệt hảo, ngọt mà không chua, mềm nhưng chắc khỏe, rét mướt mà tự tin, sâu lắng. Gông đồng bền vững cùng thời kì. Đó cũng là lý do vì sao dân sành chơi đổ xô lùng gông đồng cổ. Nhưng người nào chưa sở hữu hay chưa nhiều kinh nghiệm, lúc tậu phải cẩn trọng. Bởi nhìn bằng mắt rất khó phân biệt mà chủ yếu chỉ nhờ vào đôi tai.
Phần quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh ít người để ý chính là vồ. Vồ phải zin, vì nhà sản xuất đã tính toán độ nặng cũng như kích thước vồ phù hợp cho từng bộ gông. Phần da ở vồ phải dẻ (đều, gọn, độ cứng vừa phải, chưa lão hóa). Da vồ cứng quá khiến cho tiếng nhạc cứng, thô và chói; da vồ mềm quá thì tiếng bẹt. không còn gì chua xót bằng việc để dính dầu vào phần da của vồ (mềm gây bẹt). Nhớt đã dính vồ coi như tiêu: tiếng tịt. Nhiều kẻ điên rồ đi nhỏ keo 502 vào phần vồ da để tiếng nghe lớn hơn?! nó chẳng khác gì nối đôi tép cóc hàng chợ vào đôi âmly Tannoy vậy. Quả là 1 sự xúc phạm sâu sắc!
Tuyệt đối không lắp lẫn các dòng vồ khác nhau, vì như thế sẽ khiến sai nhạc; một số đồng hồ nhạc (hàng non tuổi) sử dụng vồ nhựa. Nhưng vồ nhựa ra tiếng tị nạnh, thiếu sự hào phóng, chậm âm độ; còn chưa đề cập đến khi nhựa lão hóa, tiếng nhạc trở nên khô, làm cho mất đi phần lịch lãm vốn có của gông đồng.
Nhắc như thế không có nghĩa là phủ nhận bí quyết chơi thông minh (chẳng hạn như thay vồ để tìm kiếm một chất âm, màu âm khác lạ). Nhưng để chơi theo cách này, người sưu tầm phải thực sự có tuổi nghề và cũng xứng đáng là tay tổ trong làng chơi rồi.
Với các mẫu đồng hồ, người ta có thể gia công y chang đa số máy móc, nhưng độc nhất bộ gông là… chịu, dường như có một bí quyết nào đó trong luyện kim đã bị thất truyền. Do đó có được bộ gông nguyên zin là điều cực kỳ quý hiếm.
Nếu chơi Hi-end, phòng nghe quyết định một phần chất lượng âm thanh, thì vỏ gỗ của đồng hồ và vị trí treo cũng tác động đến tiếng nhạc. Đây là khi dân chơi tiêu dùng kiến thức âm học cho dù ko cầu kỳ cũng phải tậu các tấm hút âm, tản âm. Điều này ai cũng biết nhưng thường quên: Treo vỏ cách tường 1cm tiếng sẽ hay hơn.
Trong loại yên ắng, linh nghiệm của thời điểm chuyển giao năm cũ, gông đồng tung vào không gian tiếng nhạc trầm hùng đĩnh đạc điểm 12 tiếng báo hiệu xuân sang. Nó đang nhẹ nhàng, chậm rãi kể một câu chuyện cổ tích về một thời kì.
- Kinh nghiệm mua hàng
Với công nghệ mạng như hiện nay, cần gì thì chúng ta chỉ cần gõ một cái là hiện ra vô số kết quả địa chỉ trang mạng, có thứ chúng ta cần mua, giá cả cũng lẫn lộn, khiến chúng ta không biết đâu mà lần: máy thật giả, độ chế, nối cót, đóng lại sơmi lỗ trục cốt, thay gông, thay cót, thay thùng … đủ cả.
– Nói về đồng hồ Odo ở thị trường vn vô số đời 30/36/54/57/62 bán với giá cực kì hấp dẫn nhưng chưa chắc là đồ zin. Người mua không hay biết trong số đó, những chiếc được độ chế. Có rất nhiều người trong chúng ta mơ ước tìm kiếm những chiếc đồng hồ odo 36/10/10, nhưng làm gì có để mà mua nếu có thì giá cũng trên trời, và chưa chắc đã có đồ zin bởi ma thuật biến hóa từ 8 gông thành 10 gông nói đến đây là các bạn hiểu!
– Đặc biệt là những chiếc đồng hồ có nguồn gốc ở tại VN. Bởi ngày ấy, dân ta phần ăn còn không có huống hồ mua dầu để tra vào máy từng năm từng tháng trong vòng một thế kỉ. Đồng hồ mà không được bảo quản nó sẽ nhanh xuống cấp, chi tiết linh kiện đã hoen gỉ lỏng khớp, hao mòn nhiều, bởi vậy những chiếc đồng hồ này phần lớn được tân trang chỉ để treo kiểng được một thời gian là nó lăn quay ra chết và cứ thế công việc sửa chữa của bạn tốn tiền rất nhiều, đặc biệt thời gian, rủi ro gởi đi lại nếu bạn không ở gần thợ có tay nghề tốt.
Để tìm ra giải pháp chơi đồng hồ ODO tốt. Lời khuyên là bạn mua đồng hồ zin, không pha chế, máy móc còn sáng đẹp (chú ý người thợ có thể dùng hóa chất tẩy rửa cục máy cũ lỏng khớp thành cục máy mới tinh sáng bóng, hoặc đắp lại các bánh răng bị gãy, chấp nối dây trong ổ cot, nên khi mua phải biết soi các chân khớp cho rõ, tránh các chân trục bánh răng bị lỏng lẻo). Chọn mua ở người chủ có kiến thức bảo dưỡng đúng kỹ thuật, nơi bán có uy tín, có thương hiệu.
Những chiếc đồng hồ ODO còn như mới, vàng ươm thế này:
Zin là chỉ được phép thêm nhưng không được phép thay đổi bởi hãng đã cân đo đong đếm từng chi tiết, chỉ cần thay đổi là chất âm thay đổi. Hãng đã nghĩ ra cái gì thì không cần bạn phải thay đổi, nhưng có những thứ cho phép bạn thêm vào.
Ví dụ lắp thêm cần bính bong, lỗ họ đã làm sẵn chỉ việc gắn thêm. khác với khi bạn chuyển đổi từ 6 gông lên 10 gông thì nó gần như thay đổi hoàn toàn. Bạn lấy đâu ra thanh gông xịn cho đúng bài nhạc.
Để có được chiếc đồng hồ ODO tốt các bạn hãy là người mua hàng lịch sự và tìm người bán có uy tín, có tay nghề cao, biết sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, chứ không phải là tay ngang, vì sự đồng hành còn lâu dài kéo theo đó là chi phí, rủi ro bị thay thế nếu sửa bên ngoài.
Điều cuối cùng là bạn chọn mua đồng hồ mấy gông điều đó không đáng để quan tâm, vấn đề là 5 gông cũng ok nhưng nó đổ chuông phải hay và tiếng chuông hút hồn người mới quan trọng.
—–
- HƯỚNG DẪN KHI TREO ĐỒNG HỒ ODO
Việc cân chỉnh một chiếc đồng hồ cổ để ra được một chất âm ấm áp và ngân nga khi mua về cũng không quá khó nếu bạn chịu tìm hiểu. Một số lưu ý:
1. Khi di chuyển xe:
– Tháo quả lắc ra khỏi máy.
– Cố định tay lắc để tránh dao động (lấy dây thun gút thanh lắc kéo ra trước mặt kim).
– Lấy keo dán cố định 2 cánh gió.
– Lấy tấm bìa đục lỗ cố định các thanh gông, để tránh rung chuyển và cong vênh.
2. Khi nhận máy về:
– Kiểm tra cảm quan thùng và các linh kiện xem có bất thường gì không.
– Tháo các chi tiết được cố định ở bước trên, nhưng trừ tay lắc chờ tháo sau.
– Lắp máy vào thùng, canh chỉnh búa và gông cho khớp (khoảng cách 1-2cm).
– Treo đh: không quá 2m tính từ mặt đất tới đỉnh thùng (thuận tiện trong việc lên cot). Khi treo chú ý nên dùng thước thủy cân bằng cho chuẩn: cân trên nốc / bên hông, cân và đáy thùng.
– Kiểm tra và lên cót – chú ý:
- Nhích nhẹ kim phút ngược chiều 1,2 ly (trả lại cơ cấu khớp bánh răng).
- 1 tay giữ chân máy (chống rung), 1 tay lên cot theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm nhận nặng tay (lực lò xo bật ngược lại hơi nặng thì ngưng).
- Ghi lịch rõ ràng, trung bình 5 ngày/1 lần (vd trình tự ngày như sau: 5-10-15-20-25-30).
– Cắt dây cố định tay lắc, treo quả lắc vào, dùng tay đẩy lệch nhẹ qua bên trái hoặc phải rồi buông ra – nếu nghe chạy tictac là ok – còn không chạy thì là do ngựa mất cân bằng, cần chỉnh lại ngựa.
(nguyên lý là khi tay lắc về tận cùng bên bên phải / trái thì mới nghe tic / tac, nhưng khi lệch – ngay điểm giữa đã nghe tictac rồi, do đó dùng tay giữ phần mùi tên bên trên lại, kéo cần cho ngay lại)
- Cơ cấu mang tính đột phá ở đồng hồ quả lắc chính là hệ “Mỏ neo” mà ta hay gọi là “ngựa đồng hồ”, nó có chức năng ngăn chặn lực bung của các ổ cot bằng cách truyền cho con lắc một ngoại lực tuần hoàn để bù lại lực tiêu hao của các bánh răng do ma sát, sức cản … đồng thời điều tiết vòng quay của bộ máy các bánh răng gắn liền với kim đồng hồ. (Nên việc khi ta tăng giảm độ cao thấp của cái quả lắc, sẽ làm cho đồng hồ chạy nhanh / chậm).
– Lắng nghe tiếng nhạc dạo phút và tiếng gõ giờ, nếu không đúng, gõ sai – thì cần phải chỉnh lại chu kỳ ở cơ cấu mặt trước một chút là được (phần ở giữa 2 vách máy rất hiếm hư).
Lưu ý 1: khi đồng hồ chết ở giờ mà cách giờ hiện tại hơi xa, thì không nên xoay kim quá nhiều vòng để chỉnh giờ (lỗi bị bỏ chuông), tốt nhất nên để đến gần đúng giờ mới lên cot và chỉnh cho chạy lại. Trừ khi bạn rành kỹ thuật xã chỉnh chu kỳ chuông theo giờ.
– Tránh xoay kim quá nhiều vòng: bởi khi xoay kim chỉnh giờ, đến các nấc phút 15-30-45-60, cái lẫy (cóc nhạc 11) sẽ mở khóa trái khế (bánh xe khóa nhạc 12) – điều gì xảy ra nếu cái lẫy khóa mở liên tục, và bánh xe nhạc chưa kịp xoay hết từng nấc – điều này sẽ làm sai lệch lẫy và ảnh hưởng quả gai nhạc, chúng cũng bị mau hư hỏng. Tốt nhất làm theo lưu ý trên.
– Tránh không được xoay ngược chiều kim – bởi khi chuyển động, các lẫy để khóa chuyển động và kiểm giờ, nó hoạt động theo chiều kim đồng hồ, nếu vặn ngược sẽ làm lệch hoặc cong vênh cơ cấu khóa này, điều này dẫn đến việc bỏ chuông, bỏ nhạc, và thậm chí dùng lực vặn ngược làm cong vênh hoặc gãy kim giờ.
– Về chuyển bài nhạc, với các đh nhiều bài nhạc, tốt nhất nên chuyển bài khi kim phút về tới số 12h, để cơ cấu quả gai trả về vị trí 0. Lúc này bạn gạt cần chuyển bài sẽ không bị vướng gai.
—
- LUẬN BÀN
Thế mới thấy, để có chiếc đồng hồ giá trị phải mất nhiều công đoạn, gồm sự kết hợp tài năng của kỹ sư máy, người thợ mộc, người đúc đồng, bác thợ đá… Hầu hết được làm thủ công nhưng tất cả các chi tiết đều chính xác như được lập trình trên máy tính. Ngay cả những chiếc bánh răng, dù phải vận hành trong hàng chục thế kỷ, nhưng độ chính xác vẫn cao, rất ít bị ăn mòn.
Chỉ với chiếc đh quả lắc thôi chúng ta cũng thấy được nét văn hoá độc đáo của người pháp, cho đến tận ngày nay nó vẫn là đỉnh.
Với bài viết này tôi hy vọng giúp được các bạn đã chơi đh, đang chơi đh, chuẩn bị chơi đh đủ tự tin để có một cuộc chơi vui vẻ. Và quan trọng là khi bạn tìm đúng người bán hàng uy tín, bán hàng có tâm, bán hàng zin từ Pháp, biết sửa chữa, chế độ hậu mãi tốt.
– Tránh điều tối kị là những chiếc đồng hồ cũ kĩ ở vn tân trang, nó sẽ chết hoặc ngấp ngoải, tránh xa những nguồn hàng ko rõ xuất xứ, tỉ lệ hư ổ cót và các chi tiết khác là rất cao. Ổ cót chính là trái tim của chiếc đh nhưng nhiều người lại ít chú ý.
– Chơi đh là thú chơi tinh tế nên vấn đề kinh tế cũng là một vấn đề. Kinh tế tới đâu mình nên chơi tới đó. Khi còn nhiều việc phải lo, chưa dư giả thì không nên tối ngày tìm mua odo củ gông 111 và 36/10 củ gông M. Đó thực sự là điều viển vông và tốn kém, và nhiều lừa lọc. Đời là vậy. Nhưng chúng ta vẫn có nhiều sự lựa chọn. Có rất nhiều đh của nhiều hãng dh Pháp tuy không phải odo chỉ tầm 5-15tr mà chuông vẫn hay và bền.
– Còn với thương hiệu Odo và hàng tây zin bạn phải có từ 20tr trở lên. Với nhà giàu họ tìm gông 111, máy 54, 62 hay 36/10 ngoài việc để thưởng thức thứ âm thanh tuyệt đỉnh, còn để họ khẳng định đẳng cấp với khoản chi ít nhất từ 80tr lên hơn trăm triệu.
– Ngoài ODO treo tường, người ta chơi đồng hồ còn rất nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như J (Junghan của Đức), MF, MK, Jura, Kienzle, Fontenoy, FFR, Girod, Vedette, Mauthe, Cuckoo của Đức… các loại đồng hồ để bàn, bộ đồng, bộ đá, bộ sứ hai chân nến. Người không có điều kiện thì chơi đồng hồ vai bò, đồng hồ vỏ gỗ, tùy mỗi người một gu.
– Nhưng sự mê hoặc phải là những chiếc có nguồn gốc rõ ràng, còn nguyên giấy tờ, giao kèo mua bán bằng tiếng Pháp hay Quốc ngữ sau này. Giá của những chiếc đồng hồ đó tùy thuộc vào chứng nhận người chủ sở hữu trước kia của nó là ai, qua hàng trăm năm giá trị cổ kính, quý phái rất riêng.. có những chiếc đồng hồ trị giá đến hàng tỷ đồng.
– Trong số đó, có người chơi chất lượng, một chiếc giá bằng mười chiếc khác. Lại có người chơi trọng về hình thức bắt mắt. Nếu đã chơi thì không thể tiếc công vì phải thường xuyên “chăm sóc” cho nó, hàng tuần lên dây cót cho hàng trăm chiếc đồng hồ cũng đủ thấy người chơi kỳ công thế nào”.
- KẾT LUẬN
“Đồng hồ có nhiều loại với những tiếng chuông âm điệu khác nhau, nhưng chúng đều là tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Đồng thời, qua chiếc đồng hồ muốn nhắc nhở mọi người thời gian là vàng bạc, nhưng nó chẳng chờ đợi ai cả, nên cần trân trọng thời gian, trân trọng những giây phút bình yên trong cuộc đời”.
Đa số người sưu tầm cho rằng, họ đam mê với một thú chơi văn hóa. Vì thế nhiều người đã cất công đi tìm kiếm khắp mọi miền, để đến nay tư gia của họ trở thành thế giới đồng hồ với những “nàng ca sĩ” dáng đẹp mà tiếng chuông vô cùng độc đáo.
Để có được kinh nghiệm mà khi chỉ nhìn qua bên ngoài cũng đã biết chủng loại, năm sản xuất, âm thanh… người sưu tầm đồng hồ phải trả giá bằng nhiều lần “ăn quả lừa”, mất nhiều công sức và tiền bạc, mất công học hỏi tìm hiểu.
Thực tế, không phải ai có tiền cũng có thể chơi và biết chơi đồng hồ, nhưng ai đã biết thì đều nghiện.