Lịch sử và cách gọi tên của thương hiệu Omega

Lịch sử và cách gọi tên của thương hiệu Omega. Nhắc đến đồng hồ Thụy Sĩ, chắc chắn Omega chính là cái tên không thể không nhắc đến. Những cỗ máy thời gian đình đám của Omega chưa bao giờ khiến giới mộ điệu thế giới thất vọng vì kiểu dáng đỉnh cao cũng như độ chính xác gần như tuyệt đối. Chính vì vậy mà bất chấp sự biến đổi của thời đại, Omega vẫn giữ nguyên vị thế là một trong những tượng đài của ngành đồng hồ thế giới.

Thương hiệu với những mốc son kinh điển

Thuở sơ khai, hãng đồng hồ lừng lẫy Omega do Louis Brandt – một thợ làm đồng hồ bỏ túi khai sinh vào năm 1848. Ngay từ khi ra mắt, ông đã nhanh chóng gây tiếng vang nhờ những chiếc đồng hồ bỏ túi tinh xảo. Đến khoảng năm 1879, khi Louis Brandt qua đời, hai người con của ông đã xây dựng xưởng để sản xuất linh kiện đồng hồ để có thể tự chủ sản xuất thay vì nhập từ các công ty khác. Đến năm 1882, nhà máy mới được chuyển đến Bienne và đây cũng là trụ sở chính thức của hãng Omega.

Lịch sử và cách gọi tên của thương hiệu Omega

Nhờ nền tảng do hai người con của Louis Brandt – Louis Paul và César Brandt gây dựng, đến năm 1903, khi hai người đều đã qua đời, thương hiệu Omega thuộc về thế hệ trẻ mới và từ đây, Omega từng bước trở thành gã khổng lồ trong ngành công nghiệp đồng hồ, vươn đến vị thế là một đế chế hùng mạnh kéo dài cho đến hiện tại.

Nhắc đến những cột mốc của thương hiệu Omega, có lẽ người ta không thể quên vào năm 1917 – 1918, Omega trở thành nhà cung cấp đồng hồ chính thức cho đội bay của Hoàng gia Anh và quân đội Mỹ. Đến năm 1950, Omega gây chấn động khi cho ra mắt những dòng sản phẩm danh tiếng, làm nên bản sắc cho thương hiệu như: Omega Speedmaster Chronograph, Omega Seamaster và Omega Constellations. Hơn 20 năm sau vào năm 1974, Omega chế tạo thành công chiếc đồng hồ tiên tiến nhất của thế giới vào thời điểm đó.

Lịch sử và cách gọi tên của thương hiệu Omega

Vào thập niên 90, Omega liên tục tạo nên dấu ấn khi lần lượt trình làng các thiết kế được trang bị cơ chế Tourbillon, “Bộ thoát Co-Axial”. Đặc biệt, “Bộ thoát Co-Axial” là phát minh mang tính cách mạng vì những chiếc đồng hồ được trang bị bộ thoát này, đồng hồ có thể hoạt động hiệu quả suốt 10 năm mà không cần dùng chất bôi trơn.

Ý nghĩa đằng sau những chiếc đồng hồ nổi tiếng

Nhiều người nghĩ rằng là thương hiệu nổi tiếng, chắc chắn trước khi đặt tên sản phẩm, thương hiệu Omega cũng phải rất kỹ lưỡng để chọn được một cái tên ưng ý. Nhưng thực tế, Omega là thương hiệu lẫy lừng nhưng họ cũng khá thực dụng và mong muốn truyền tải thông điệp một cách trực tiếp nhất. Do đó, hầu hết những dòng đồng hồ của hãng đều dùng đặc trưng của sản phẩm để đặt tên – giống như người đồng hương Rolex của mình.

Cụ thể, dòng sản phẩm Speedmaster – dòng đồng hồ Chronograph nổi tiếng nhất thế giới thường gắn liền với những nhiệm vụ khám phá không gian. Cái tên này được lấy cảm hứng từ vành Bezel với thang đo tachymeter của đồng hồ. Trong khi đó, dòng đồng hồ Seamaster – “đồng hồ của James Bond” cũng được đặt tên nhờ khả năng chống nước siêu hạng. Những mẫu đồng hồ này có thể “lặn” ở độ sâu hàng trăm mắt, vô cùng phù hợp với những người thợ lặn chuyên nghiệp. Ngoài ra, các dòng sản phẩm khác Railmaster từng được sản xuất phục vụ các công nhân đường sắt.

Lịch sử và cách gọi tên của thương hiệu Omega

Mặc dù khá đơn giản nhưng để có thể trở thành “master” – trùm của thế giới đồng hồ, bên trong mỗi chiếc đồng hồ đều là những kiệt tác về công nghệ, máy móc, hội tụ tinh hoa của hàng trăm năm phát triển. Đó là lý do vì sao đến ngày nay, những chiếc đồng hồ vintage Omega vẫn là món hàng xa xỉ chỉ dành riêng cho những người có gu thẩm mỹ và mong muốn tìm về những giá trị xưa cũ mới có thể sở hữu.

Trải qua nhiều thăng trầm, biến động của thời đại, Omega vẫn luôn giữ được chất lượng và đẳng cấp từ thiết kế cho đến bộ máy. Chính vì vậy, những chiếc đồng hồ mang tên Omega vẫn được săn đón khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam