Hướng dẫn cách treo đồng hồ Odo – Việc cân chỉnh một chiếc đồng hồ cổ để ra được một chất âm ấm áp và ngân nga khi mua về cũng không quá khó nếu bạn chịu tìm hiểu. Một số lưu ý:
1. Khi di chuyển xe:
- Tháo quả lắc ra khỏi máy.
- Cố định tay lắc để tránh dao động (lấy dây thun gút thanh lắc kéo ra trước mặt kim).
- Lấy keo dán cố định 2 cánh gió.
- Lấy tấm bìa đục lỗ cố định các thanh gông, để tránh rung chuyển và cong vênh.
2. Khi nhận máy về:
- Kiểm tra cảm quan thùng và các linh kiện xem có bất thường gì không.
- Tháo các chi tiết được cố định ở bước trên, nhưng trừ tay lắc chờ tháo sau.
- Lắp máy vào thùng, canh chỉnh búa và gông cho khớp (khoảng cách 1-2cm).
Treo đồng hồ: không quá 2m tính từ mặt đất tới đỉnh thùng (thuận tiện trong việc lên cot). Khi treo chú ý nên dùng thước thủy cân bằng cho chuẩn: cân trên nốc / bên hông, cân và đáy thùng.
Kiểm tra và lên cót – chú ý:
- Nhích nhẹ kim phút ngược chiều 1,2 ly (trả lại cơ cấu khớp bánh răng).
- 1 tay giữ chân máy (chống rung), 1 tay lên cot theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm nhận nặng tay (lực lò xo bật ngược lại hơi nặng thì ngưng).
- Ghi lịch rõ ràng, trung bình 5 ngày/1 lần (vd trình tự ngày như sau: 5-10-15-20-25-30).
Cắt dây cố định tay lắc, treo quả lắc vào, dùng tay đẩy lệch nhẹ qua bên trái hoặc phải rồi buông ra – nếu nghe chạy tictac là ok – còn không chạy thì là do ngựa mất cân bằng, cần chỉnh lại ngựa.
(nguyên lý là khi tay lắc về tận cùng bên bên phải / trái thì mới nghe tic / tac, nhưng khi lệch – ngay điểm giữa đã nghe tictac rồi, do đó dùng tay giữ phần mùi tên bên trên lại, kéo cần cho ngay lại)
- Cơ cấu mang tính đột phá ở đồng hồ quả lắc chính là hệ “Mỏ neo” mà ta hay gọi là “ngựa đồng hồ”, nó có chức năng ngăn chặn lực bung của các ổ cot bằng cách truyền cho con lắc một ngoại lực tuần hoàn để bù lại lực tiêu hao của các bánh răng do ma sát, sức cản … đồng thời điều tiết vòng quay của bộ máy các bánh răng gắn liền với kim đồng hồ. (Nên việc khi ta tăng giảm độ cao thấp của cái quả lắc, sẽ làm cho đồng hồ chạy nhanh / chậm).
Lắng nghe tiếng nhạc dạo phút và tiếng gõ giờ, nếu không đúng, gõ sai – thì cần phải chỉnh lại chu kỳ ở cơ cấu mặt trước một chút là được (phần ở giữa 2 vách máy rất hiếm hư).
Lưu ý: khi đồng hồ chết ở giờ mà cách giờ hiện tại hơi xa, thì không nên xoay kim quá nhiều vòng để chỉnh giờ (lỗi bị bỏ chuông), tốt nhất nên để đến gần đúng giờ mới lên cot và chỉnh cho chạy lại. Trừ khi bạn rành kỹ thuật xã chỉnh chu kỳ chuông theo giờ.
Tránh xoay kim quá nhiều vòng: bởi khi xoay kim chỉnh giờ, đến các nấc phút 15-30-45-60, cái lẫy (cóc nhạc 11) sẽ mở khóa trái khế (bánh xe khóa nhạc 12) – điều gì xảy ra nếu cái lẫy khóa mở liên tục, và bánh xe nhạc chưa kịp xoay hết từng nấc – điều này sẽ làm sai lệch lẫy và ảnh hưởng quả gai nhạc, chúng cũng bị mau hư hỏng. Tốt nhất làm theo lưu ý trên.
Tránh không được xoay ngược chiều kim – bởi khi chuyển động, các lẫy để khóa chuyển động và kiểm giờ, nó hoạt động theo chiều kim đồng hồ, nếu vặn ngược sẽ làm lệch hoặc cong vênh cơ cấu khóa này, điều này dẫn đến việc bỏ chuông, bỏ nhạc, và thậm chí dùng lực vặn ngược làm cong vênh hoặc gãy kim giờ.
Về chuyển bài nhạc, với các đh nhiều bài nhạc, tốt nhất nên chuyển bài khi kim phút về tới số 12h, để cơ cấu quả gai trả về vị trí 0. Lúc này bạn gạt cần chuyển bài sẽ không bị vướng gai.